Tòa Giám mục Phan Thiết thông báo tài khoản giả mạo Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng
Một cuộc thi viết tản văn, thơ với ý nghĩa nhân văn vừa được Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu và Hội Nhà văn Việt Nam đồng tổ chức, nhằm tôn vinh người phụ nữ Việt Nam xa quê hương.TP.HCM: Tiêu thụ điện đã có ngày vượt mức kỷ lục của năm 2023
Trước đó, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cảnh báo: Theo dõi trên ảnh mây vệ tinh, ảnh ra đa thời tiết và ảnh định vị sét cho thấy mây dông đang phát triển trên khu vực huyện gồm Cần Giờ, Nhà Bè. Cảnh báo, trong 3 giờ tới, mây giông tiếp tục phát triển, gây mưa rào, kèm theo dông, sét cho các khu vực kể trên, sau mở rộng sang các khu vực lân cận khác như Bình Chánh, Q.7. Lượng mưa phổ biến từ 5 - 10mm. Trong cơn giông đề phòng lốc, mưa đá và gió giật mạnh khoảng cấp 5 - 7 (8 - 17m/giây). 3. Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá.
Từ hôm nay, Úc tiếp tục tăng yêu cầu chứng minh tài chính với du học sinh
Mặc dù bạn có thể tin rằng đã đến lúc tiệc tùng, nhưng việc cắt giảm lượng rượu bia có thể có lợi cho sức khỏe tình dục của bạn về lâu dài.
Chiều 17.1, phiên tòa xét xử vụ án Sài Gòn Đại Ninh tiếp tục làm việc. Trước đó, đại diện viện kiểm sát đã đề nghị mức án đối với 10 bị cáo.Trong số các bị cáo, ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, bị đề nghị 7 - 8 năm tù về tội nhận hối lộ.Ông Hiệp bị cáo buộc nhận của "đại gia" Nguyễn Cao Trí 4,2 tỉ đồng, qua đó ưu ái cho Công ty Sài Gòn Đại Ninh thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật. Ông Hiệp cũng là một trong những lãnh đạo tỉnh đồng thuận với việc điều chỉnh kết luận thanh tra, từ kiến nghị thu hồi sang không thu hồi đối với dự án Đại Ninh.Tự bào chữa trước tòa, ông Hiệp thừa nhận hành vi, nhưng cho rằng mức án đại diện viện kiểm sát đề nghị với mình là quá nặng, đồng thời gửi lời xin lỗi chính quyền, nhân dân tỉnh Lâm Đồng.Đáng chú ý, bị cáo phân trần về bối cảnh phạm tội, khi một phần nguyên nhân xuất phát từ "tình thế tiến thoái lưỡng nan, không thể dừng được".Ông Hiệp nói "chịu sức ép" từ cố Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh (người bị cáo buộc nhận 10 tỉ của ông Trí, đã chết)."Tôi không muốn đổ tội cho người đã chết, nhưng thực tế anh Minh là người hối thúc rất nhiều khiến tôi rơi vào cái guồng xoay. Khi anh Minh xuất hiện ở Lâm Đồng là ai cũng biết dự án chắc chắn sẽ được gia hạn để tiếp tục triển khai khiến tôi bị chủ quan", ông Hiệp giải thích.Vẫn theo cựu Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng, ngoài ông Minh thì bị cáo còn chịu sức ép từ "lãnh đạo cấp cao gợi ý, gửi gắm", do đó phải "chấp hành ý kiến của lãnh đạo cấp trên".Trình bày hoàn cảnh gia đình, ông Hiệp nói "380 ngày tạm giam vừa qua là sự trừng phạt rất lớn, rất thấm thía", đã thấy rõ được sai phạm của bản thân.Trước khi kết thúc phần tự bào chữa, ông Hiệp dừng lại một lúc rồi nói: "Cuối cùng đây là lời nói thật từ tấm lòng chứ không phải đãi bôi, nếu trong quá trình thụ án bị cáo có mệnh hệ gì thì bị cáo xin hiến xác cho y học, khoa học. Hôm nay có đại diện gia đình của bị cáo ở đây nên bị cáo sẽ chịu trách nhiệm về lời nói của mình".Một cựu lãnh đạo khác của tỉnh Lâm Đồng là Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy. Ông Quận bị đề nghị mức án 5 - 6 năm tù về tội nhận hối lộ.Ông Quận bị cáo buộc nhận 2,1 tỉ đồng của "đại gia" Nguyễn Cao Trí, qua đó cùng với ông Hiệp ưu ái cho Công ty Sài Gòn Đại Ninh.Tự bào chữa tại tòa, ông Quận nhận thức hành vi của mình đã ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân, bày tỏ lời xin lỗi.Cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đề nghị luật sư của mình không bào chữa về tội danh vì thấy phần luận tội là đúng, chỉ trình bày về các tình tiết giảm nhẹ.Trước đó, trong phần thẩm vấn, ông Quận thừa nhận nhận tiền từ bị cáo Nguyễn Cao Trí. Chủ tọa hỏi ông Quận vì sao ông Trí phải đưa tiền cho bị cáo?Trả lời câu hỏi, ông Quận cho rằng đây là sự cảm ơn từ phía ông Trí, việc đưa tiền nhằm nhờ lãnh đạo tỉnh lưu tâm hơn đến dự án Đại Ninh. Tuy vậy, ông Quận cho rằng, dù không nhận tiền thì việc "tập trung chỉ đạo" cũng là trách nhiệm của mình, như với bất kỳ dự án nào khác.Cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng cũng khẳng định không đòi hỏi hay ép buộc doanh nghiệp phải đưa tiền, mong được xem xét, cho hưởng khoan hồng.Tại bản luận tội, đại diện viện kiểm sát nhận định đây là vụ án điển hình cho sai phạm trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại. Các bị cáo đã câu kết với nhau để thực hiện hành vi trái pháp luật, qua đó hưởng lợi cá nhân bất chính.Nhiều bị cáo là người có chức vụ lãnh đạo tại Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng, có học hàm học vị cao, hiểu biết pháp luật, biết rõ việc làm nào là đúng và không đúng, cũng như hậu quả pháp lý phải đối mặt nếu cố tình làm sai. Tuy vậy, vì động cơ vụ lợi, những người này vẫn cố tình thực hiện hành vi phạm tội.
Xe máy điện BMW CE04 đầu tiên Việt Nam
Bộ Tài chính vừa gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc Báo cáo kết quả tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính năm 2023 của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).Về tổng quan, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời của khối doanh nghiệp FDI năm 2023 giảm sút so với năm 2022. Cụ thể, doanh thu là 9,41 triệu tỉ đồng, giảm 4,3%; lợi nhuận sau thuế là 337.027 tỉ đồng, giảm 15,7%. Số nộp ngân sách nhà nước giảm từ 197.087 tỉ đồng năm 2022 còn 193.238 tỉ đồng năm 2023.Đáng chú ý, tính đến 31.12.2023, số doanh nghiệp FDI báo lỗ là 16.292/28.918 doanh nghiệp, tăng 21,2%; số doanh nghiệp bị lỗ lũy kế là 18.140 doanh nghiệp, tăng 15%; số doanh nghiệp bị lỗ mất vốn chủ sở hữu là 5.091 doanh nghiệp, tăng 15,2%.Số lỗ năm 2023 là 217.464 tỉ đồng, tăng 32%; trị giá lỗ lũy kế là 908.211 tỉ đồng, tăng 20%; trị giá âm vốn chủ sở hữu là 241.560 tỉ đồng, tăng 29%.Bộ Tài chính đánh giá, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mặc dù vẫn tăng trưởng nhưng phần lớn tập trung vào các dự án quy mô đầu tư nhỏ và vừa. Các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là nhập khẩu linh kiện, thiết bị để gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp, dây chuyền công nghệ ở mức độ trung bình để tận dụng ưu đãi về thuế, mặt bằng và lao động giá rẻ. Các lĩnh vực có đóng góp lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh, số nộp ngân sách nhà nước của toàn ngành như: công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; hoạt động kinh doanh bất động sản mất vai trò động lực tăng trưởng khi đồng loạt giảm sút.Doanh nghiệp FDI báo lỗ, doanh nghiệp lỗ lũy kế, lỗ mất vốn chủ sở hữu tăng đáng kể cả về số lượng và giá trị. Số doanh nghiệp báo lỗ, lỗ lũy kế, lỗ mất vốn chủ sở hữu vẫn có chiều hướng gia tăng trong nhiều năm.Nhiều doanh nghiệp báo lỗ liên tục nhiều năm nhưng vẫn mở rộng quy mô vốn đầu tư, tập trung ở các lĩnh vực chế biến, chế tạo; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy...Cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, doanh thu cao, lợi nhuận trước thuế lớn nhưng có mức đóng góp vào ngân sách nhà nước ở mức khiêm tốn so với các doanh nghiệp khác có vốn đầu tư và kết quả kinh doanh thấp hơn…Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách hoặc trình Quốc hội ban hành các chính sách về đầu tư, doanh nghiệp... có liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài.Ban hành nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư để ổn định môi trường đầu tư, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia.Bộ này cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo rà soát các cơ chế, chính sách về đầu tư để kiến nghị Chính phủ sửa đổi hoặc ban hành chính sách đầu tư kịp thời, hiệu quả.Xây dựng các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư làm căn cứ đánh giá tác động của dự án của doanh nghiệp FDI đang hoạt động đối với kinh tế - xã hội, môi trường nhằm quản lý, ngăn chặn kịp thời các rủi ro có thể xảy ra.Tăng cường đối chiếu thông tin chống chuyển giá, trốn thuế, quản lý hiệu quả các nguồn thu phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI, tăng thu cho ngân sách nhà nước.Kiểm tra, thanh tra các dự án đầu tư đang hoạt động; đẩy mạnh các biện pháp quản lý đối với những doanh nghiệp FDI có hoạt động không hiệu quả hoặc có dấu hiệu vi phạm, gây thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước, tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế - xã hội.Năm 2023, tổng doanh nghiệp FDI có dữ liệu báo cáo tài chính đầy đủ để phân tích là 28.918 doanh nghiệp.Tính đến 31.12.2023, so với năm 2022, tổng tài sản của khối doanh nghiệp FDI chi phối là 9,95 triệu tỉ đồng, tăng 6,8%; vốn chủ sở hữu là 4,19 triệu tỉ đồng, tăng 5,5%. Trong đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 3,04 triệu tỉ đồng, tăng 11,5%; lợi nhuận lũy kế chưa phân phối là 890.603 tỉ đồng, giảm 15,3%.